Mẹ sau sinh ăn cua được không? Ăn cua có mất sữa không?

Mẹ sau sinh ăn cua được không? Ăn có mất sữa không?
5/5 - (3 bình chọn)

Cua đồng và cua biển đều là thực phẩm có chứa lượng canxi, protein, phốt pho dồi dào. Mẹ sau sinh ăn cua được không, nên ăn cua đồng hay cua biển, ăn cua có mất sữa không? Cùng Aspa Lady giải đáp thắc mắc qua bài viết.

Mẹ sau sinh ăn cua đồng được không?

Sau sinh phụ nữ vẫn có thể ăn cua đồng, tuy nhiên không được ăn quá sớm. Mặc dù cua đồng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe như sắt, protein, canxi, lipit… nhưng chúng có tính hàn và hơi độc. Mẹ bỉm vừa trải qua sinh nở, khi mà hệ tiêu hóa và sức đề kháng còn yếu, ăn cua đồng sẽ ảnh hưởng đến thể trạng sức khỏe của mẹ. Cụ thể việc ăn cua đồng sớm có thể gây ra một số tình trạng như tiêu chảy, nôn mửa. Thịt cua đồng chứa hàm lượng cholesterol cao, ăn nhiều gây dư thừa và cản trở đến việc hấp thụ dinh dưỡng…

Thành phần dinh dưỡng trong cua đồng

Trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có:

  • 74.4g nước, 12.3g protid, 3.3g lipid, 2g glucid, 89g calo,  5.040mg canxi, 430mg photpho, 4.7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…
  • Chất lượng protid trong cua đồng cũng được đánh giá cao. Nghiên cứu cho thấy trong cua đồng có 8 trên 10 axit amin cần thiết gồm: lysine, methionine, isoleucine, phenylalanine, valine, leucin, threonine và tryptophan (chỉ thiếu arginine và histidine)

Mẹ sau sinh ăn cua được không? Ăn có mất sữa không?

Sau sinh bao lâu được ăn cua đồng?

Sau sinh 2 tháng có ăn được cua đồng không? Sau sinh 2 tháng mẹ dù là sinh thường hay sinh mổ cũng chưa nên ăn cua đồng. Cua có tính hàn, ăn vào dễ tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, thậm chí nhiều mẹ dị ứng với cua khiến cơ thể mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu, buồn nôn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bỉm có thể ăn cua đồng sau 6 tháng sinh. Lúc này cơ thể và hệ tiêu hóa của mẹ đã hồi phục hoàn toàn, em bé cũng bắt đầu ăn dặm, không còn quá phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ nữa. Cơ thể mẹ dễ dàng hấp thụ những dưỡng chất có trong cua, làm tăng chất lượng nguồn sữa cho con bú.

Mẹ nên ăn bao nhiêu cua đồng trong 1 tuần?

Mẹ có thể ăn từ 1 – 2 bữa cua đồng trong 1 tuần, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 100g tôm. Không nên ăn quá nhiều cua đồng sẽ gây đầy bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.

Mẹ sau sinh ăn cua biển được không?

Cua biển là một trong những hải sản rất giàu dinh dưỡng, bởi thế sau sinh mẹ hoàn toàn có thể bổ sung cua biển vào chế độ ăn của mình. Nên ăn cua biển khi hệ tiêu hóa của mẹ đã hồi phục hoàn toàn, việc này giúp cơ thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng cần thiết.

Thịt cua biển ngọt, mặn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, ngăn ngừa thiếu máu. Lượng canxi ở cua biển cũng nhiều giúp tiết vào sữa mẹ, khi trẻ bú sẽ được cung cấp canxi dồi dào giúp con cứng cáp, cao lớn, tăng cường hệ miễn dịch.

Thành phần dinh dưỡng trong cua biển

Trong 100g cua biển chứa:

  • 59 – 90 mg canxi
  • 15 – 20g chất đạm
  • 600 – 900 mg chất béo
  • 180 – 200 mg photpho
  • Hàm lượng omega-3 cao
  • Một số loại vitamin A, B1, B2, C, sắt, magie…

Mẹ sau sinh ăn cua được không? Ăn có mất sữa không?

Tham khảo thêm: Mẹ sau sinh ăn vải được không? Ăn vải có mất sữa không?

Sau sinh bao lâu được ăn cua biển?

Sau sinh 1 tháng ăn cua biển được không? Sinh mổ bao lâu thì ăn được cua biển? Sinh mổ 1 tháng ăn cua được không? Đây là những thắc mắc các mẹ bỉm đặc biệt quan tâm. Theo các chuyên gia, thời điểm phù hợp nhất để mẹ ăn cua biển đó là sau sinh từ 2 – 3 tháng. Cơ thể mẹ phục hồi nên hấp thụ tốt nhất những chất dinh dưỡng có trong cua biển, tránh gây tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Thực tế nếu mẹ bỉm quá thèm và ăn cua biển sau sinh vài tuần hoặc hơn 1 tháng với liều lượng ít cũng không gây vấn đề gì, do đó những mẹ vô tình ăn thì cũng không quá lo lắng nhé!

Mẹ sau sinh nên ăn bao nhiêu cua biển mỗi tuần?

Mỗi tuần mẹ có thể ăn từ 1 – 2 bữa cua biển, mỗi bữa chỉ nên ăn khoảng 75 – 100g là hợp lý.

Bà đẻ sau sinh ăn cua có gây mất sữa hay không?

Không, chưa có bất cứ nghiên cứu nào cho biết rằng ăn cua sau sinh sẽ gây mất sữa, do đó mẹ không cần quá lo lắng khi ăn cua. Ăn cua đúng liều lượng vào thời điểm phù hợp sẽ giúp mẹ bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, tăng tiết sữa và nâng cao chất lượng nguồn sữa mẹ cho con bú.

Mẹ sau sinh ăn cua mang lại những tác dụng gì?

Mẹ sau sinh ăn cua được không? Bà đẻ ăn cua có tốt không? Cua mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe mẹ bỉm, bao gồm:

  • Hỗ trợ giảm cân

Lượng calo trong thịt cua vừa phải, ít chất béo, chủ yếu là protein, do đó ăn cua sẽ khiến bạn nhanh no, no lâu, hạn chế cơn thèm ăn, từ đó kiểm soát lượng thực phẩm tiêu thụ vào cơ thể tốt hơn, giúp giảm cân.

  • Tốt cho mắt

Nguồn vitamin A trong cua dồi dào có công dụng bảo vệ mắt khỏi những tác nhân xấu gây hại, ngăn ngừa đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

  • Phòng ngừa ung thư

Hàm lượng selen trong cua có công dụng ngăn chặn những tác nhân gây ung thư bao gồm thủy ngân, bạc, arsenic, cadmium.

  • Tốt cho tim mạch

Lượng selen, đồng, omega 3 trong cua dồi dào giúp giảm lượng cholesterol xấu ở cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.

  • Giúp xương răng chắc khỏe

Bà đẻ ăn cua bổ sung canxi và phốt pho cho cơ thể, đây là những dưỡng chất thiết yếu duy trì sự phát triển của xương khớp và răng, làm răng và xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng xương.

  • Tốt cho trí não

Thịt cua rất giàu protein, kẽm và axit béo omega 3 có khả năng cải thiện nhận thức và sự tập trung. Ngoài ra, nó cũng giúp tăng cường myelin, một chất béo giàu lipid hình thành trong hệ thần kinh trung ương, giúp bảo vệ hệ thần kinh, đồng thời làm giảm mảng bám và viêm.

Mẹ sau sinh ăn cua được không? Ăn có mất sữa không?

Mẹ sau sinh không nên ăn cua kết hợp với gì?

Bà đẻ khi ăn cua cần tránh kết hợp với những thực phẩm sau để không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe:

  • Cam quýt: Cua chứa nhiều asen pentavenlent, khi kết hợp với vitamin C sẽ tạo thành chất độc. Cam quýt có đặc tính hấp thụ đờm, trong khi đó cua lại có tính hàn, ăn chung dễ tụ đờm, ngưng khí, không tốt cho hệ hô hấp.
  • Không ăn cua với hồng, trà: Trà có chứa hợp chất loãng axit dạ dày, khi kết hợp với cua, có thể làm đông lại chất dinh dưỡng trong cua, gây khó tiêu hóa và cản trở hấp thu chất dinh dưỡng. Hồng chứa chất tanin có thể kết hợp với protein trong cua tạo kết tủa trong dạ dày, gây buồn nôn, đau bụng.
  • Dưa lê, dưa bở: Dưa lê, dưa bở, và cua đều có tính hàn, ăn cùng nhau dễ lạnh bụng, gây tiêu chảy.
  • Đồ lạnh: Tính hàn trong cua đồng nếu kết hợp ăn với kem, đá, đồ lạnh dễ gây tiêu chảy.
  • Cần tây: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra ăn cua kết hợp với cần tây sẽ sản sinh các chất gây cản trở việc hấp thụ chất đạm, làm thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Khoai lang, khoai tây: 2 loại củ này chứa axit phytic, cua lại giàu canxi, chúng gặp nhau sẽ tạo thành muối, làm cơ thể mẹ bỉm không thể hấp thụ canxi từ cua và loại bỏ hỗn hợp muối này khỏi cơ thể, khiến cơ thể thiếu cả canxi lẫn muối. Lượng canxi từ cua bị axit phytic ngăn cản gây ứ đọng trong thận, làm viêm thận, suy thận.

Những điều mẹ bỉm cần lưu ý khi ăn cua?

Mẹ sau sinh ăn cua được không? Đáp án là có, mẹ có thể ăn cua khi cơ thể và hệ tiêu hóa hồi phục. Tuy nhiên khi ăn cua mẹ cần chú ý một vài điều như sau để tốt cho sức khỏe:

  • Không ăn cua đã để qua đêm: Thịt cua đã nấu chín không ăn hết trong ngày mà để qua đêm dễ ôi thiu, nhiễm khuẩn, biến chất, khi ăn vào dễ tiêu chảy, đau bụng, ảnh hưởng sức khỏe bé yêu.
  • Tránh ăn cua vào bữa tối: Bà đẻ nên tránh ăn cua buổi tối vì thời điểm này cơ thể khó hấp thụ và đào thải canxi trong cua, ảnh hưởng đến chức năng của thận cũng như đường tiết niệu, dễ gây sỏi thận.
  • Ăn cua với liều lượng vừa phải, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 200 – 300g cua.
  • Chỉ ăn cua đã được chế biến chín kỹ, không được ăn cua sống, cua chín tái.
  • Nên lựa chọn cua còn tươi để chế biến, tuyệt đối không ăn những con cua đã chết, ươn vì có thể chứa độc tố.
  • Khi ăn cua tránh ăn phần thịt màu đen ở mai cua, bụng cua bởi vị trí đó chứa nhiều giun sán, vi khuẩn.
  • Ưu tiên những món ăn từ cua chế biến theo phương thức hấp luộc để hấp thụ tối đa dưỡng chất, hạn chế ăn các món cua chiên xào chứa nhiều dầu mỡ.

Mẹ sau sinh trường hợp nào không nên ăn nhiều cua?

Một số trường hợp bà đẻ nên hạn chế ăn cua để tốt cho sức khỏe:

  • Mẹ sau sinh bị huyết áp cao và bệnh tim mạch, mỡ máu: Trong cua chứa hàm lượng cholesterol cao, nếu mẹ bỉm ăn nhiều sẽ khiến bệnh tim và cao huyết áp chuyển biến nặng hơn.
  • Mẹ sau sinh bị dị ứng với cua: Cơ địa mẹ bỉm dị ứng với cua nếu ăn phải sẽ gây nổi mề đay, mẩn ngứa, tiêu chảy, khó thở, co thắt phế quản.
  • Mẹ bỉm bị bệnh gout: Cua giàu kali, purin, không tốt cho bệnh nhân gout.
  • Mẹ sau sinh đang bị tiêu chảy: Nếu bị tiêu chảy, mẹ nên tránh ăn cua đồng bởi tính hàn trong cua sẽ làm tình trạng tiêu chảy thêm nặng nề.
  • Mẹ sau sinh tiêu hóa kém, bị bệnh dạ dày: Việc ăn nhiều cua biển khiến mẹ đầy bụng, đau bụng, khó tiêu.
  • Mẹ sau sinh bị bệnh ngoài da: Trong cua biển có chứa thành phần gây kích ứng mạnh, do đó nếu đang bị mề đay, viêm da dị ứng thì mẹ nên tránh ăn món này.
  • Mẹ sau sinh đang bị cảm lạnh, ho đờm: Tính tanh của cua sẽ gây ra ho và làm cho bệnh cảm nặng hơn.

Món ngon từ cua cho mẹ sau sinh

Phụ nữ sau sinh ăn cua được không, đáp án là có. Cua đồng, cua biển đều có thể chế biến được rất nhiều món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng, giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào cho con bú.

Canh cua mồng tơi

Bà đẻ có ăn được canh cua mồng tơi không? Có, sau sinh khoảng 6 tháng là mẹ có thể ăn món canh cua mồng tơi để cung cấp cho cơ thể lượng canxi, phốt pho, magie, kẽm dồi dào, tốt cho sức khỏe. Món canh quốc dân này ngon miệng mà dễ chế biến.

Nguyên liệu chuẩn bị: 300g cua đồng, 1 mớ rau mồng tơi, 1 quả mướp, muối, mắm.

Cách làm:

  • Mồng tơi nhặt lấy lá và ngọn non, đem rửa sạch. Mướp gọt vỏ, rửa sạch, thái chéo miếng vừa ăn.
  • Cua đồng bỏ yếm, lột mai, rửa sạch, lấy phần gạch cua cho vào bát.
  • Cho cua vào máy xay, thêm 2 bát nước lọc rồi đem xay nhuyễn. Đổ qua rây lọc, lấy phần nước cốt, loại bỏ phần xác.
  • Bắc nồi lên bếp cho, 500ml nước lọc và phần nước riêu cua lọc, gạch cua vào nồi, nấu với lửa vừa. Khi nước sôi thì vớt tảng riêu cua ra bát để riêng.
  • Cho mướp vào nồi canh khoảng 5 phút thì cho mồng tơi vào đun thêm 3 phút, sau đó cho riêu tảng vào, nêm 1 thìa muối, 1 thìa mắm rồi tắt bếp. Món ăn đã hoàn thành.

Mẹ sau sinh ăn cua được không? Ăn có mất sữa không?

Cua đồng rang muối ớt

Nguyên liệu chuẩn bị: 1kg cua đồng, 2 quả ớt băm nhỏ, 1 củ tỏi băm nhỏ, 3 cây sả băm nhỏ, đường, muối hột.

Cách làm:

  • Cua mua về ngâm vào nước, khoảng 10 phút thay nước một lần cho đến khi nước hết đục thì bạn cho 1 thìa muối hạt vào, ngâm 10 phút.
  • Bóc bỏ phần mai, gỡ bỏ yếm dưới và trên cùng của cua, rửa sơ lại với nước rồi để ráo.
  • Bắc chảo lên bếp, cho 2 – 3 thìa dầu ăn vào đun nóng, sau đó đổ cua vào chiên với lửa vừa đến khi cả 2 mặt cua vàng đều thì vớt ra, để ráo dầu.
  • Tiến hành làm muối ớt: cho 1 thìa muối hột và 1 thìa đường, 2 quả ớt vào cối rồi đem giã nhuyễn, trộn đều.
  • Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn đun nóng rồi phi thơm tỏi và sả, sau đó cho cua cà muối ớt vào đảo đều khoảng 2 – 3 phút để cua ngấm gia vị. Sau cùng cho rau răm và hành lá cắt nhỏ vào đảo sơ 1 phút thì tắt bếp. Bày món ăn ra đĩa và thưởng thức.

Mẹ sau sinh ăn cua được không? Ăn có mất sữa không?

Cua biển hấp bia sả

Sau sinh ăn cua được không? Có, sau khoảng 2 – 3 tháng sau sinh, mẹ có thể chế biến món cua biển hấp sả để thưởng thức.

Nguyên liệu chuẩn bị: 1kg cua biển, 5 cây sả, 1 lon bia, ½ củ gừng thái lát

Cách làm:

  • Sả rửa sạch, đập dập và cắt thành những khúc ngắn dài khoảng 5m.
  • Cua ngâm vào thau đá lạnh để cua ngất tạm thời, việc này giúp khi hấp cua sẽ không bị rụng chân. Khi cua ngất, bạn tháo dây buộc rồi lấy bàn chải chà sạch càng, thân cua, rửa lại với nước sạch. Thực hiện bóc bỏ phần yến cua, lông bên trong yếm cua đi.
  • Bạn đổ 1 lon bia vào nồi, đặt xửng hấp lên trên, xếp gừng và sả lên trên xửng, đặt cua lên trên. Đập nắp nồi và  bất lửa lớn, đến khi bia sôi thì hạ nhỏ lửa và hấp cua trong khoảng 15 phút cho cua chín. Mở nắp nồi phết ít dầu ăn lên thân cua, sau đó hấp thêm khoảng 2 – 3 phút thì tắt bếp.
  • Bạn ăn cua khi còn nóng, có thể chấm cùng muối tiêu chanh để tăng hương vị.

Mẹ sau sinh ăn cua được không? Ăn có mất sữa không?

Súp cua óc heo

Món súp cua óc heo chứa nhiều protein, canxi sẽ rất tốt cho nguồn sữa mẹ, trẻ được hấp thu nguồn sữa tốt sẽ cứng cáp và phát triển toàn diện. Cùng tham khảo công thức chế biến món súp cua óc heo nhé!

Nguyên liệu chuẩn bị: 1kg cua biển, 1 óc heo, 1kg xương gà, 30 quả trứng cút, 3 quả trứng gà, 2 bắp ngô ngọt, 1 củ gừng tươi, 12 cây nấm đông cô, 1 nắm ngò rí, 100g bột năng, dầu mè, bột ngọt, hạt nêm, muối, tiêu.

Cách làm:

  • Sơ chế thịt cua: Cua mua về ngâm với nước đá lạnh để cua ngất đi, sau đó lấy bàn chải chà sạch thân mình cua. Lấy kéo hoặc dao lật ngửa yếm dưới bụng cua, rửa sạch với nước muối. Đem cua hấp hoặc luộc chín thì gắp ra đĩa để nguội, tách mai cua ra trước để không làm đổ gạch cua ra ngoài, thực hiện bỏ phần lông cua, lấy phần thịt đem xé nhỏ.
  • Sơ chế óc heo: Lấy sạch các mạch máu và đem rửa sạch, cho vào bát, cho thêm ½ thìa muối trộn đều. Hấp óc heo cách thủy khoảng 15 phút, lấy ra để nguội rồi đem thái hạt lựu.
  • Sơ chế nguyên liệu khác: Gừng cạo vỏ, giã nhuyễn. Bắp ngô bỏ vỏ, râu, cắt khúc, Ngâm nấm đông cô cho nở, rửa sạch, cắt sợi vừa ăn. Ngò rí rửa sạch, thái nhỏ. Trứng cút luộc chín, bóc bỏ vỏ. Lấy 1 cái bát, đổ 100g bột năng pha với 4 thìa nước, khuấy cho đến khi bột năng tan hoàn toàn.
  • Hầm nước dùng: Bắc nồi với 2 lít nước lên beeos, cho 1 thìa muối, gừng giã nhuyễn vào. Đun tới khi nước sôi thì cho xương gà nấu khoảng 10 phút. Cho ngô thái khúc vào nồi và hầm thêm khoảng 30 phút nữa để nước dùng ngọt thơm.
  • Tiến hành vớt xương gà và ngô ra bát, cho vào nồi 1 thìa bột ngọt, 1 thìa đường, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối, đun cho tới khi nước sôi trở lại. Ngô đem tách lấy phần hạt, bỏ phần cùi đi. Đập 3 quả trứng gà vào bát, cho ½ thìa hạt nêm vào rồi khuấy tan.
  • Đến khi nồi nước dùng sôi trở lại, cho nấm đông cô, óc heo, thịt cua, hạt ngô, trứng cút vào nồi nấu khoảng 10 phút. Đổ bát bột năng từ từ vào nồi, khuấy nhẹ tay thêm 10 phút.
  • Đến khi thấy hỗn hợp súp sánh và hơi đặc, bạn nêm 2 thìa dầu mè và đổ từ từ trứng gà vào, đảo nhẹ tay khoảng 2 phút để trứng chín, nêm nếm lại gia vị vừa ăn.
  • Múc súp cua óc heo ra bát, rắc ít tiêu xay và ngò rí rồi thưởng thức.

Mẹ sau sinh ăn cua được không? Ăn có mất sữa không?

Viên uống Aspa Lady giúp bổ sung nội tiết tố cho phụ nữ sau sinh

Nếu như thời kỳ mang thai lượng nội tiết tố ở phụ nữ tăng lên cao thì sau khi sinh, lượng nội tiết tố suy giảm nhanh chóng bởi lúc này hormone estrogen sẽ thay thế cho 2 hormone prolactin và oxytocin để mẹ có thể tiết sữa cho con bú. Bạn sẽ dễ thấy các vấn đề chung gặp ở phụ nữ sau sinh như: rụng nhiều tóc, khô hạn âm đạo, giảm ham muốn tình dục, tính cách dễ thay đổi, lo âu, trầm cảm, rối loạn kinh nguyệt, da nám sạm, mất ngủ…. Một số phụ nữ sau sinh vài tháng nội tiết tố dần ổn định và những triệu chứng trên được cải thiện, nhưng cũng không ít chị em tình trạng suy giảm nội tiết tố vẫn kéo dài sau đó, ảnh hưởng đến ngoại hình, tâm lý, sinh lý, cuộc sống hôn nhân vợ chồng cũng bị tác động.

Để cải thiện tình trạng thiếu hụt nội tiết nữ nhanh chóng, sau khi cai sữa cho con, chị em nên tìm đến những thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố nữ an toàn, được sản xuất và kiểm định chặt chẽ về chất lượng, chẳng hạn như Aspa Lady. Sản phẩm viên nội tiết Aspa Lady đã và đang nhận được sự tin tưởng của hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới, bằng chứng là sản phẩm đang bán chạy tại các thị trường khó tính như Malaysia, Singapore, Nhật Bản… Để giúp chị em sau sinh yên tâm hơn về Aspa Lady, chúng tôi xin liệt kê những điểm mạnh của sản phẩm như sau:

  • Đạt Chứng Nhận Của Cục Quản Lý Thực Phẩm Và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA). FDA là cơ quan chịu trách nhiệm thiết lập các quy chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho các sản phẩm trong lĩnh vực quản lý của họ trước khi cho phép lưu hành tại thị trường Mỹ.
  • Viên uống nội tiết Aspa Lady được nghiên cứu và kiểm nghiệm bởi Khoa Kỹ thuật và Công nghệ của trường Đại học Jadavpur, Calcutta Ấn Độ, sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn quốc tế GMP.
  • Các nguyên liệu của viên uống đều là các thảo dược quý tự nhiên: thiên môn chùm, sâm tố nữ, đông trùng hạ thảo, sâm Maca…. lành tính, an toàn cho người sử dụng.
  • Hiệu quả bổ sung nội tiết của viên uống Aspa Lady nhanh chóng, sau 1 tháng đã cải thiện nhiều triệu chứng do suy giảm nội tiết như: da khô, khô âm đạo, bốc hỏa. Sau 4 – 6 tháng sử dụng đều đặn, nội tiết tố cân bằng, mang đến sự trẻ trung, sung mãn cho phái đẹp.

Xem thêm:

VIÊN UỐNG ASPA LADY - THỰC PHẨM BỔ SUNG NỘI TIẾT TỐ NỮ Thành phần chứa:
🍃Cao sâm tố nữ: 200mg
🍃Cao thiên môn chùm: 80mg
🍃Cao bạch thược: 40mg
🍃Bột nấm đông trùng hạ thảo: 30 mg
🍃Cao Maca: 20mg
🍃Cao đương quy: 20mg
🍃Bột nhung hươu: 20mg
🍃Collagen tuýp 1: 10mg
🍃Coenzyme Q10: 10mg

Công dụng của sản phẩm:

🍃Giúp đánh bay nám, sạm, tàn nhang từ cấp độ tế bào
🍃Cải thiện tình trạng da khô, da nhăn nheo, chùng nhão, lão hóa
🍃Cải thiện tình trạng khô hạn, suy giảm ham muốn, tăng cường chức năng sinh lý nữ
Ngoài ra, Aspa Lady còn giúp cải thiện các tình trạng của thiếu hụt nội tiết tố như: Bốc hỏa, cáu gắt, stress, căng thẳng, rối loạn kinh nguyệt, phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, vòng một chảy xệ, thường xuyên đau nhức xương khớp, tăng cân mất kiểm soát…

Đối tượng sử dụng:
Sản phẩm dùng cho phụ nữ trên 30 tuổi hoặc gặp các vấn đề liên quan đến sắc đẹp, sức khỏe như:
🍃Lão hóa da, da nhăn, chùng, chảy xệ, mất đàn hồi
🍃Da xuất hiện nhiều nám, sạm, tàn nhan.
🍃Suy giảm chức năng sinh lý, giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo
🍃Rối loạn kinh nguyệt
🍃Cholesterol máu cao, huyết áp cao, mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
🍃Thường xuyên bị đau nhức xương khớp
🍃Mất ngủ, suy giảm trí nhớ, đãng trí, làm trước quên sau.
🍃Vòng ngực giảm săn chắc, teo nhỏ, chảy xệ
🍃Tích lũy mỡ thừa, tăng cân, béo phì
🍃Có các triệu chứng mãn kinh nữ: tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt, bốc hỏa, lo âu, buồn chán, trầm cảm.
Cách sử dụng sản phẩm:
🍃1 lọ 60 viên
🍃Ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên, uống sau ăn 30 phút

Aspa Lady đã được thử nghiệm và chứng minh lâm sàng bởi các chuyên gia hàng đầu tại viện Hàn Lâm khoa học công nghệ Việt Nam và Anh.
👉 Hơn 22.000 lượt review và đánh giá 5* từ phía khách hàng là bảo chứng mạnh mẽ cho sản phẩm đình đám số 1 về nội tiết.
👉 Sản phẩm hot nhất thị trường Mỹ và các quốc gia hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan....
Bên cạnh việc nỗ lực mang đến những sản phẩm toàn diện giúp chị em KHỎE TRONG - ĐẸP NGOÀI, chúng tôi còn hướng đến mục tiêu mang lại trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất với 5 đặc quyền:
1️⃣MIỄN PHÍ giao hàng toàn quốc
Với mỗi đơn hàng từ 750.000Đ, Aspa Lady sẽ trao sản phẩm đến tận tay Quý Khách hàng mà không tốn bất kỳ chi phí vận chuyển nào.
2️⃣KIỂM TRA HÀNG trước khi nhận.
Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như quyền lợi khi mua hàng, Quý Khách hàng hoàn toàn được đồng kiểm với shipper. Trong trường hợp kiện hàng có bất kỳ vấn đề bất thường nào, Quý Khách có quyền từ chối nhận hàng và không cần phải thanh toán.
3️⃣Được chăm sóc da, sức khỏe TRỌN GÓI
Ngoài sự tận tâm sẵn có, Aspa Lady còn có đội ngũ Dược sĩ, Chuyên viên chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp giàu kinh nghiệm, đồng hành tư vấn 1:1 cùng Quý Khách trong mọi tình huống. Chúng tôi cam kết cung cấp những thông tin khoa học, những nghiên cứu lâm sàng rõ ràng, giúp chị em đến gần hơn với làn da khỏe đẹp.
4️⃣ĐỔI TRẢ, HOÀN TIỀN 100% theo quy định
Chúng tôi cam kết tất cả các sản phẩm trao gửi đến khách hàng đều đạt chất lượng và 100% chính hãng. Đồng thời, được đóng gói và đảm bảo nguyên vẹn khi đến tận tay Quý Khách hàng.
5️⃣100% Sản phẩm có TEM CHÍNH HÃNG
Bất kỳ sản phẩm nào của Aspa Lady cũng đều có tem chính hãng và được đăng ký - cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế
👉Chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp là hành trình cần theo đuổi suốt đời! Hãy để Aspa Lady được đồng hành cùng chị em trong chuyến hành trình này nhé!

Form_San_pham
Bạn đang gặp vấn đề: