Hệ trục vàng: Não bộ, Tuyến yên, Buồng trứng – Nền tảng của sức khỏe, sắc đẹp & sinh lý nữ

Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng là hệ trục thần kinh – nội tiết quan trọng nhất đối với phụ nữ. Đây được xem là bộ ba “quyền lực” khi đảm nhận vai trò chỉ huy, sản xuất các nội tiết tố chính (quan trọng nhất là estrogen, progesterone và testosterone), quyết định trực tiếp đến sức khỏe, sắc đẹp, chức năng sinh lý và khả năng sinh sản tự nhiên ở một người phụ nữ.

Vai trò của hệ trục vàng

Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng là hệ trục thần kinh – nội tiết đặc biệt quan trọng đối với nữ giới. Hệ trục này đảm nhận vai trò chỉ huy, sản xuất các nội tiết tố chính gồm GnRH, FSH, LH, estrogen, progesterone, testosterone…), trong đó quan trọng nhất là Estrogen, Progesterone và Testosterone. 

Chúng giúp điều hòa sự tăng trưởng của tế bào, sự phát triển toàn diện của cơ thể về ngoại hình, sắc đẹp, sự chuyển hóa chức năng của các mô, sự phát triển của hệ sinh dục và sinh sản.

* Ở tuổi dậy thì: Hệ trục vàng giúp cơ thể bé gái phát triển theo hướng nữ tính đặc trưng như: ngực nở, eo thon, xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt, phần hông rộng, làn da mềm sáng mịn màng hơn… Đặc biệt, cơ quan sinh sản ở nữ giới sẽ dần hoàn thiện để thực hiện thiên chức làm mẹ sau này.

* Ở độ tuổi sinh sản: Đây là giai đoạn diễn ra sự phối hợp hài hòa, nhịp nhàng của bộ ba này. Cụ thể như sau:

Buồng trứng tiếp nhận tín hiệu chỉ huy từ Não bộ – Tuyến yên để tiết ra các nội tiết tố (còn gọi là hormone). Khi nội tiết tố bị ảnh hưởng (thiếu hụt hoặc xáo trộn) thì Buồng trứng sẽ phản hồi tín hiệu lại cho Não bộ để điều chỉnh lại cho phù hợp. 

Với khả năng “tự sửa chữa” kỳ diệu này của cơ thể giúp phụ nữ duy trì, ổn định nồng độ nội tiết tố estrogen, progesterone và testosterone, từ đó chi phối hoạt động của nhiều hệ cơ quan quan trọng như hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, sinh lý…. Đây chính là nền tảng của sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ.

* Ở giai đoạn tiền mãn kinh (30 – 35 tuổi trở đi) hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng sẽ dần bị suy giảm dần, dẫn đến các rối loạn về nội tiết và rất nhiều triệu chứng bất thường ở người phụ nữ.

                                                                                                                                        Sinh lý nữ

                                                                                                                                        Hình ảnh của bộ phận sinh lý nữ

 

KHI HỆ TRỤC VÀNG SUY GIẢM HOẠT ĐỘNG

Thuận theo quy luật tự nhiên và tác động từ môi trường, thói quen sinh hoạt,…mà hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng dần dần bị suy giảm về chức năng hoạt động. Khi đó, sự suy giảm hoạt động của hệ trục kết hợp với sự sụt giảm bộ 3 nội tiết tố estrogen, progesterone và testosterone được xác định là nguyên nhân chính gây ra nhiều biểu hiện bất thường về thể chất và tinh thần.

Đây chính là giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh ở phụ nữ, với các biểu hiện suy giảm nhanh chóng và nghiêm trọng trên các phương diện sức khỏe, sắc đẹp và chức năng sinh lý.

SỨC KHỎE

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Các rối loạn về chu kỳ kinh nguyệt biểu hiện ở việc thay đổi chu kì kinh, thời gian kéo dài của kỳ kinh, lượng máu ra minh mỗi lần.

 

Cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì | Medlatec

                                                                                                                                         Hình ảnh người phụ nữ khi bị rối loạn sinh lý

Hiện này, có khoảng 80% phụ nữ trên 30 tuổi thường xuyên gặp phải các biểu hiện bất thường liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt như vòng kinh thất thường (quá dài hoặc quá ngắn) và không giống nhau giữa các tháng, lượng máu ra nhiều, số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày,….

Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia cho biết: Hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng sẽ dần suy yếu theo thời gian, các nội tiết Estrogen, Progesterone và Testosterone sụt giảm khiến trứng không trưởng thành và không rụng trứng, dẫn tới kinh nguyệt không xuất hiện mặc dù Estrogen vẫn được sản xuất.

Tuy nhiên, thời điểm này cơ thể lại không có đủ lượng Progesterone để cân bằng ảnh hưởng của Estrogen; hoặc cả Progesterone và Estrogen đều không ổn định…và gây ra nhiều bất thường về chu kỳ kinh nguyệt.

Bốc hỏa

Bốc hỏa là cảm giác có luồng khí nóng từ phần trên cơ thể bốc lên cổ, mặt và lan tỏa khắc cơ thể. Khi đó bạn sẽ nhận thấy thân nhiệt tăng, tim đập nhanh, khó thở, mặt nóng bừng đỏ, toát mồ hôi.

Theo thống kê trên thực tế cho thấy, có đến 75-85% phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh gặp phải trạng thái bốc hỏa như vậy trong 2 0 5 năm, thậm chí hàng chục năm.

Những cơn bốc hỏa có thể xảy ra vào bất kể thời điểm trong ngày nhưng thường gặp nhất vào ban đêm và gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giấc của của chị em. ở độ tuổi này, khi mất ngủ thường rất khó để ngủ trở lại.

Đổ mồ hôi đêm

Giai đoạn này chị em thường đổ mồ hôi nhiều hoặc ít khiến cơ thể mệt mỏi, thường xuyên cảm thấy khó ngủ, mất ngủ, xương khớp dau mỏi. Đổ mồ hôi đêm thường đi kèm với những cơn bốc hỏa làm gia tăng cảm giác bức bối khó chịu.

Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, chất lượng sống

Các rối loạn về giấc ngủ như khó ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn (thức dậy quá sớm chừng 2 – 3 giờ sáng và rất khó để để ngủ lại. Tình trạng này theo tuổi tác càng xuất hiện với tần suất nhiều hơn.

Tình trạng này kéo dài khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, cơ thể suy nhược, khó tập trung vào công việc, giảm chất lượng cuộc sống.

Tính khí thất thường, dễ trầm cảm, lo âu

Phụ nữ trong độ tuổi này thường hay bị căng thẳng thần kinh, sợ hãi tim đập nhanh, hồi hộp, đau tức ngực, khó thở, người bí bách. Họ dễ bị trầm cảm, sống dần khép mình, ít quan tâm với xung quanh, tính cách thay đổi đột ngột và khó chịu với mọi thứ.

Trí nhớ suy giảm, hay đau nhức đầu

Giai đoạn này, nhiều trường hợp chị em hay gặp phải những cơn đau đầu thoáng qua nhưng có khi rất dữ dội kéo dài từ 7 – 42 giờ, kèm theo tình trạng buồn nôn, chóng mặt, thị giác suy giảm.

Trí nhớ cùng với đó cũng bị giảm đáng kể. Nhiều người có thể nhớ những chuyện cũ, nhưng không thể nhớ những chuyện hay thông tin mới xảy ra gần đây, quên tên, quên các thứ lặt vặt hoặc vị trí để các đồ dùng cá nhân,…

Ảnh hưởng đến hệ xương khớp

Tình trạng loãng xương, khô khớp khiến chị em hay bị đau cứng ở các khớp, cột sống,…khớp có tiếng kêu lục cục, vận động khó khăn, dễ bị gãy xương, xương đã gãy thường lâu lành lại hơn bình thường.

Ngực căng tức

Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên ngực, xuất hiện đột ngột, cách quãng hoặc liên tục kéo dài ở cả phụ nữ đang còn hành kinh hoặc mãn kinh nhưng thường gặp hơn ở phụ nữ tuổi 40 – 50. Mức độ căng tức gây đau đớn, khó chịu tùy thuộc vào từng người.

Tăng nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường

Rối loạn nội nội tiết thường dẫn đến nguy cơ cao bị rối loạn lipid máu, hình thành các mảng xơ vữa – là nguyên nhân của nhiều bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não,…

SẮC ĐẸP

HỆ TRỤC SUY GIẢM – Gây nên các triệu chứng

 – Da thiếu sức sống: nhăn, khô, sạm nám, không đều màu, chảy xệ.

– Tóc mỏng, chẻ ngọn, dễ gãy rụng.

– Cân tăng nhanh, nhiều mỡ thừa ở mông, đùi, bụng. 

– Ngực chảy xệ, nhỏ lép.

– Cơ mông giảm tính đàn hồi.

                                                                                                                        Page 8 | 81,000+ Short Nose Pictures

                                                                                                               Hình ảnh người phụ nữ với làn da thiếu sức sống trầm trọng 

 

Trong đó, sự xuống cấp của làn da là điều dễ nhận thấy nhất. Làn da bắt đầu bị lão hóa từ tuổi 20, từ sau năm 30 tuổi, cùng với sự suy giảm hoạt động của hệ trục thì các dấu hiệu lão hóa trên da ngày càng biểu hiện rõ rệt.

SINH LÝ NỮ

Khô âm đạo

Khô âm đạo khiến phần âm đạo khô rát, đau đớn mỗi lần quan hệ vì không thể tiết dịch nhầy hoặc tiết ra với số lượng ít không đủ để quan hệ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, không còn nhu cầu gần gũi bạn tình, đồng thời gia tăng nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương vùng kín.

Suy giảm nhu cầu tình dục

Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh thường không còn nhu cầu quá cao về chuyện tình dục. Nhu cầu giảm dần hoặc không còn nghĩ đến “chuyện ấy”, thậm chí né tránh việc quan hệ vợ chồng, khó có cảm giác thỏa mãn.

Gia tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn

Sự suy giảm hoạt động của hệ trục khiến các tín hiệu dẫn truyền truyền từ Não bộ đến Tuyến yên và Buồng trứng giảm độ “nhạy”, và buồng trứng cũng đáp ứng kém với các kích thích dẫn đến rối loạn quá trình rụng trứng, suy giảm khả năng sinh sản. Theo nghiên cứu, sau 30 tuổi, mỗi năm phụ nữ bị suy giảm khả năng mang thai từ 3 – 5%.

Lão hóa kéo theo sự sụt giảm hoạt động của hệ trục là một quy luật tất yếu không loại trừ bất cứ ai. Tuy nhiên, nếu chị em biết chủ động chăm sóc tốt hệ trục, duy trì ổn định nồng độ nội tiết tố estrogen, progesterone và testosterone,….sẽ giúp kéo dài được tuổi xuân, sắc vóc, sức khỏe, đời sống sinh lý được viên mãn, lâu dài.