Bệnh Graves (Basedow) là gì? Nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

Bệnh Graves (Basedow) là gì? Nguy hiểm không? Điều trị ra sao?
5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh Graves (tên gọi khác là Basedow, cường giáp tự miễn, bệnh Parry, bướu giáp độc lan tỏa) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị sớm và đúng cách.

Bệnh Graves là gì?

Bệnh Graves có nhiều tên gọi khác như bệnh Basedow, bệnh Parry, bệnh cường giáp tự miễn hoặc bệnh bướu giáp độc lan tỏa. Đây là một bệnh tự miễn gây tổn thương tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ ở dưới cổ, có chức năng tiết ra hormone kiểm soát nhiều hoạt động trong cơ thể, bao gồm tốc độ tim đập và tốc độ đốt cháy calo.

Ở người bị  bệnh Graves, hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể khiến tuyến giáp tiết ra nhiều hormone hơn mức cơ thể cần dẫn đến tình trạng cường giáp. Bệnh cường giáp khiến quá trình trao đổi chất của bạn diễn ra quá nhanh.

Ai có nguy cơ bị bệnh Graves?

Bệnh Graves thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều nhất ở độ tuổi từ 30 đến 60.

Một phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh Graves hơn những phụ nữ khác khi có những yếu tố nguy cơ như:

  • Có tiền sử gia đình: Bệnh Graves có thể di truyền trong gia đình. Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm ra gen hoặc các gen liên quan.
  • Phụ nữ mắc một bệnh tự miễn khác: Chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường loại 1, lupus ban đỏ ác tính hoặc thiếu máu.
  • Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng về mặt cảm xúc nghiêm trọng hoặc chấn thương có thể gây bệnh.
  • Vừa sinh con: Mang thai ảnh hưởng đến tuyến giáp. Nguy cơ phát triển bệnh cao gấp 7 lần trong 1 năm sau khi sinh con. Điều này cho thấy việc mang thai có thể kích hoạt bệnh Graves ở một số phụ nữ.
  • Có tiền sử nhiễm trùng: Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh Graves và nhiễm vi rút gây bệnh bạch cầu đơn nhân (vi rút “mono”; Epstein-Barr).
  • Khói thuốc lá: Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh Graves. Nó cũng là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra vấn đề về mắt ở bệnh Graves .

Triệu chứng điển hình của bệnh Graves

Triệu chứng điển hình của bệnh Graves
Triệu chứng điển hình của bệnh Graves

Các dấu hiệu điển hình ở những người mắc bệnh Graves bao gồm:

  • Mắt lồi. Trước đó bệnh có thể gây các vấn đề về mắt như hay chói mắt, khô mắt, mắt bị cộm, chảy nước mắt, đau nhức hốc mắt…
  • Da dày và đỏ, đặc biệt là ở cẳng chân và bàn chân.
  • Tâm trạng khó chịu hoặc lo lắng, hồi hộp, dễ cáu gắt…
  • Mệt mỏi hoặc yếu cơ
  • Rối loạn điều hòa thân nhiệt: người bệnh hay xuất hiện cơn bốc hỏa, nóng, đổ nhiều mồ hôi ở ngực, tay; sợ nóng, hay cảm thấy khát và uống nước liên tục trong ngày.
  • Khó ngủ
  • Run tay
  • Nhịp tim nhanh và không đều
  • Bệnh tiêu chảy
  • Giảm cân đột ngột mà không phải do ăn kiêng. Một số ít trường hợp lại tăng cân không kiểm soát.
  • Xuất hiện cục bướu cổ, là tình trạng tuyến giáp phì đại có thể khiến cổ trông sưng lên.

Các triệu chứng của bệnh Graves có thể bắt đầu từ từ hoặc rất đột ngột. Một số người thậm chí không có bất kỳ triệu chứng nào.

Nguyên nhân gây bệnh Graves

Bệnh được kích hoạt bởi do một số quá trình trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, hệ thống này thường bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Ở người bệnh Graves, cơ thể tạo ra một kháng thể tấn công các tế bào của tuyến giáp.

Cho đến nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh này mang tính di truyền cao khoảng 79%.

Ngoài yếu tố di truyền, bệnh còn có thể do tác động của một số yếu tố khác như: độ tuổi, giới tính, môi trường sống và môi trường làm việc, cơ địa hoặc có thể là những loại hóa chất ẩn trong thực phẩm, thức ăn mỗi ngày tích tụ lại.

Bệnh Graves có lây sang người khác không?

Graves không phải là bệnh truyền nhiễm, do đó nó sẽ không lây qua đường tiếp xúc hay hô hấp. Thường những ai có tiền sử gia đình mắc bệnh này thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

Bệnh Graves có phải là một dạng ung thư không?

Câu trả lời là Không. Bệnh Graves là bệnh rối loạn tự miễn dịch gây ra bởi sự kích thích thụ thể hormon tuyến giáp (TSH) trên các tế bào nang tuyến giáp. Bệnh Graves không phải là ung thư, tuy nhiên tùy từng dạng bệnh mà có thể xuất hiện các biến chứng bệnh ung thư tuyến giáp và ung thư vú

Bệnh Grave ảnh hưởng tiêu cực đến mắt như thế nào?

Bệnh Grave có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, gọi là bệnh mắt Graves. Khoảng hơn 50% số người mắc bệnh Graves mắt bị ảnh hưởng. Người bệnh gặp tình trạng đôi mắt dường như lồi ra khỏi hốc mắt, khó nhìn và khó chịu.

Lồi mắt xảy ra khi các tế bào từ hệ thống miễn dịch (phòng thủ) của cơ thể bạn tấn công các mô xung quanh mắt. Kết quả là hốc mắt bị viêm và sưng tấy khiến nhãn cầu bị lồi ra ngoài. Nếu không được điều trị, tổn thương dây thần kinh ở mắt cũng có thể dẫn đến mù lòa.

Hút thuốc (bao gồm cả khói thuốc thụ động) là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh mắt Graves. Bỏ hút thuốc sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh cũng như giúp việc điều trị mang lại hiệu quả tốt hơn.

Bệnh mắt Graves được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt và kính đeo mắt, xạ trị hoặc phẫu thuật mắt. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng ở mắt người bệnh.

Bệnh Grave có những ảnh hưởng rất tiêu cực đến mắt
Bệnh Grave có những ảnh hưởng rất tiêu cực đến mắt

Bệnh Grave ảnh hưởng đến phụ nữ như thế nào?

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh Graves nhiều hơn nam giới. Bệnh cũng ảnh hưởng đến phụ nữ khác với nam giới. Ngoài việc gây ra các vấn đề về tim và loãng xương, bệnh Graves ở phụ nữ có thể gây ra:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Hormone tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Quá nhiều hormone tuyến giáp khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều và ít/thưa hơn bình thường.
  • Khó mang thai: Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể gây khó khăn hơn cho phụ nữ mắc bệnh Graves khi mong muốn có thai. Khoảng 1/2 phụ nữ mắc bệnh này khó mang thai tự nhiên.
  • Gặp vấn đề khi mang thai. Bệnh gây nhiều vấn đề sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Các vấn đề sau khi mang thai. Bệnh thường thuyên giảm trong 3 tháng cuối của thai kỳ nhưng có thể nặng hơn sau khi sinh.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh Graves

Để chẩn đoán một người nào đó có mắc bệnh Graves hay không thì chúng ta sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm như:

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Mục đích của xét nghiệm này là để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp chính (T4) và hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu của bạn. Mức T4 cao cộng với mức TSH thấp là dấu hiệu của tuyến giáp hoạt động quá mức. Đôi khi, việc kiểm tra chức năng tuyến giáp định kỳ cho thấy tuyến giáp hoạt động quá mức ở mức độ nhẹ ở một người mặc dù không có triệu chứng. Khi đó bác sĩ có thể đề nghị điều trị hoặc yêu cầu theo dõi sát sao chờ xem mức độ có trở lại bình thường hay không.

Xét nghiệm kiểm tra sự hấp thu iốt phóng xạ (RAIU)

Xét nghiệm này cho biết tuyến giáp đang hấp thụ bao nhiêu iốt. Tuyến giáp sử dụng iốt để tạo ra hormone tuyến giáp. Mức iốt cao hơn bình thường sẽ giúp phát hiện bệnh. Xét nghiệm RAIU cũng có thể giúp loại trừ các nguyên nhân khác khiến tuyến giáp hoạt động quá mức.

Xét nghiệm kháng thể

Những xét nghiệm máu này tìm kiếm các kháng thể bệnh Graves. Xét nghiệm hormon tuyến giáp bao gồm TSH, FT4, nên cân nhắc xét nghiệm FT3, T3 khi kết quả FT4 bình thường nhưng biểu hiện cường giáp rõ.

Phương pháp điều trị bệnh Graves

Phương pháp điều trị Graves là dùng các biện pháp để làm giảm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể hoặc ngăn chặn hoạt động quá mức của hormone tuyến giáp. Hiện nay, có 3 phương pháp chính được áp dụng rộng rãi để điều trị bệnh Graves, đó là:

Phương pháp 1: Sử dụng thuốc kháng giáp

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã phê duyệt 2 loại thuốc điều trị bệnh Graves đó là: methimazole hoặc MMI; và propylthiouracil hoặc PTU. Những loại thuốc này giúp cho tuyến giáp không tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Chúng thường được dùng cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật tuyến giáp hoặc điều trị bằng iốt phóng xạ. Phụ nữ mang thai không thể dùng MMI trong giai đoạn đầu của thai kỳ vì nó có thể gây hại cho thai nhi.

Phương pháp 2: Liệu pháp Iốt phóng xạ (RAI)

RAI là một loại iốt gây tổn thương tuyến giáp bằng các bức xạ. RAI phá hủy các tế bào tuyến giáp để tuyến giáp của bạn không thể tiết ra nhiều hormone tuyến giáp. Điều này chữa khỏi bệnh cường giáp, nhưng nó có nguy cơ khiến tuyến giáp hoạt động kém. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ phải dùng hormone tuyến giáp suốt đời.

Phương pháp 3: Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc gần hết tuyến giáp

Cũng như RAI, phẫu thuật điều trị bệnh Graves có thể dẫn đến tình trạng suy tuyến giáp, người bệnh sẽ cần dùng hormone tuyến giáp để thay thế lượng hormone tuyến giáp cần thiết mà cơ thể bạn không thể sản xuất được nữa suốt đời.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn dùng một loại thuốc gọi là thuốc chẹn beta (thuốc đối kháng beta). Thuốc chẹn beta ngăn chặn một số tác động xấu khi lượng hormone tuyến giáp dư thừa lên cơ thể bạn. Chúng làm chậm nhịp tim của bạn và giảm các triệu chứng như run rẩy và lo lắng. Thuốc chẹn beta hoạt động nhanh chóng và có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong khi chờ đợt điều trị bổ sung bắt đầu có tác dụng.

Không điều trị bệnh Graves thì điều gì sẽ xảy ra?

Vì một lý do nào đó như không biết, không có điều kiện tài chính… mà bạn không điều trị bệnh Graves thì sẽ gây ra những vấn đề tương đối nghiêm trọng như:

  • Bão tuyến giáp: Đây là một tình trạng rất hiếm gặp, đe dọa tính mạng người bệnh hormone tuyến giáp tăng quá cao, khiến nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ của bạn đột ngột tăng lên mức cao nguy hiểm. Sau chấn thương, phẫu thuật hoặc nhiễm trùng, có thể gây ra cơn bão tuyến giáp.
  • Người bệnh gặp vấn đề về tim, chẳng hạn như nhịp tim không đều (loạn nhịp tim), rung tâm nhĩ và suy tim.
  • Tăng nguy cơ loãng xương, khiến xương giòn và dễ gãy ở phụ nữ
  • Gặp rắc rối khi mang thai đối với mẹ và con.

Mắc bệnh Graves có ảnh hưởng đến cơ hội có con hay không?

Theo nghiên cứu, những phụ nữ mắc bệnh Graves kinh nguyệt thường không đều. Như vậy, bạn có thể không rụng trứng mỗi tháng, gây khó khăn cho việc thụ thai. Còn ở đàn ông, căn bệnh này khiến tinh trùng yếu, khó con con.

Điều trị bệnh Graves sẽ giúp bạn có kinh nguyệt đều đặn, phục hồi khả năng sinh sản ở cả đàn ông và phụ nữ, mang đến cơ hội có con cao hơn.

Mang thai ảnh hưởng đến tuyến giáp như thế nào?

Sự thay đổi hormone khi mang thai khiến nồng độ hormone tuyến giáp tăng lên. Tuyến giáp cũng có thể to ra một chút ở phụ nữ khỏe mạnh khi mang thai nhưng thường mọi người khó cảm nhận được. Những thay đổi này không ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc thai nhi của bạn.

Các vấn đề về tuyến giáp không được chẩn đoán sớm và điều trị có thể gây hại cho mẹ và thai nhi. Các triệu chứng của thai kỳ bình thường như mệt mỏi, nóng trong người có thể khiến bạn vô tình bỏ qua các vấn đề về tuyến giáp gây ra các triệu chứng tương tự. Hãy nói cho bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc thấy xuất hiện bướu cổ.

Bệnh Graves ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh Graves mà không phát hiện, điều trị bệnh sớm sẽ gặp nhiều nguy cơ như:

  • Tiền sản giật
  • Sinh non
  • Nhau bong non
  • Sảy thai
  • Suy tim

Nó cũng có thể gây ra các nghiêm trọng cho em bé, chẳng hạn như:

  • Nhịp tim em bé nhanh
  • Cân nặng khi sinh thấp
  • Thai chết lưu
  • Dị tật bẩm sinh
  • Gặp các vấn đề về tuyến giáp

Phụ nữ mang thai bị Graves phải làm sao? Điều trị như thế nào?

Khi mang thai, nếu có dấu hiệu bệnh Graves, bạn có thể cần gặp bác sĩ nội tiết điều trị cho những người gặp vấn đề hormone. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tuyến giáp của bạn trong thời kỳ mang thai.

Bạn không thể điều trị bằng i-ốt phóng xạ khi mang thai. Nó có thể gây ra vấn đề với thai kỳ và thai nhi của bạn. Thay vào đó, bác sĩ có thể cho bạn thuốc chống tuyến giáp. Propylthiouracil (PTU) an toàn khi sử dụng trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, việc điều trị của bạn có thể thay đổi trong thời gian mang thai. Đối với một số phụ nữ bị Graves’ bệnh, các triệu chứng sẽ nặng hơn trong ba tháng đầu và sau đó thuyên giảm trong thời gian còn lại của thai kỳ do nồng độ hormone tuyến giáp thay đổi. Một số phụ nữ có thể ngừng dùng thuốc chống tuyến giáp trong bốn đến tám tuần cuối của thai kỳ nếu hoạt động tuyến giáp của họ trở lại bình thường. Bác sĩ sẽ kiểm tra lại nồng độ hormone tuyến giáp của bạn sau khi sinh con.

Phụ nữ cho con bú dùng thuốc điều trị Graves được không?

Nếu bạn bị bệnh Graves và đang cho con bú, hãy nói với bác sĩ của mình. Phụ nữ cho con bú sẽ được kê  thuốc kháng giáp propylthiouracil (PTU) để điều trị bệnh. Khi uống thuốc, bạn vẫn có thể cho con bú bình thường, an toàn.

Nên ăn gì, kiêng ăn gì khi bị bệnh Graves?

Khi mắc bệnh này, người bệnh nên kiêng các thực phẩm chứa thành phần Gluten – bởi thành phần khiến việc điều trị bệnh kém hiệu quả. Các thực phẩm này bao gồm: lúa mạch, lúa mì, mạch nha, men bia… Hạn chế iot bởi bổ sung iot quá mức sẽ kích thích phát triển bệnh cường giáp…

Các thực phẩm người bệnh nên ăn đó là: rau xanh, hoa quả, cá mòi, hạnh nhân, đậu bắp, cá hồi, cá ngừ, nấm, hạt điều, gạo lứt, hạt hướng dương…

Làm thế nào để phòng chống bệnh Graves?

Hiện bệnh Graves chưa rõ nguyên nhân gây bệnh bởi thế mà sẽ có không có biện pháp nào giúp phòng tránh bệnh tuyệt đối. Lời khuyên dành cho tất cả mọi người là tránh căng thẳng kéo dài, ăn uống thực phẩm có lợi cho mắt, bảo vệ mắt và khám sức khỏe mắt định kỳ.

Nguồn tham khảo: www.womenshealth.gov

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bệnh thường gặp ở phụ nữ:

VIÊN UỐNG ASPA LADY - THỰC PHẨM BỔ SUNG NỘI TIẾT TỐ NỮ Thành phần chứa:
🍃Cao sâm tố nữ: 200mg
🍃Cao thiên môn chùm: 80mg
🍃Cao bạch thược: 40mg
🍃Bột nấm đông trùng hạ thảo: 30 mg
🍃Cao Maca: 20mg
🍃Cao đương quy: 20mg
🍃Bột nhung hươu: 20mg
🍃Collagen tuýp 1: 10mg
🍃Coenzyme Q10: 10mg

Công dụng của sản phẩm:

🍃Giúp đánh bay nám, sạm, tàn nhang từ cấp độ tế bào
🍃Cải thiện tình trạng da khô, da nhăn nheo, chùng nhão, lão hóa
🍃Cải thiện tình trạng khô hạn, suy giảm ham muốn, tăng cường chức năng sinh lý nữ
Ngoài ra, Aspa Lady còn giúp cải thiện các tình trạng của thiếu hụt nội tiết tố như: Bốc hỏa, cáu gắt, stress, căng thẳng, rối loạn kinh nguyệt, phụ nữ có dấu hiệu trầm cảm, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, vòng một chảy xệ, thường xuyên đau nhức xương khớp, tăng cân mất kiểm soát…

Đối tượng sử dụng:
Sản phẩm dùng cho phụ nữ trên 30 tuổi hoặc gặp các vấn đề liên quan đến sắc đẹp, sức khỏe như:
🍃Lão hóa da, da nhăn, chùng, chảy xệ, mất đàn hồi
🍃Da xuất hiện nhiều nám, sạm, tàn nhan.
🍃Suy giảm chức năng sinh lý, giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo
🍃Rối loạn kinh nguyệt
🍃Cholesterol máu cao, huyết áp cao, mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
🍃Thường xuyên bị đau nhức xương khớp
🍃Mất ngủ, suy giảm trí nhớ, đãng trí, làm trước quên sau.
🍃Vòng ngực giảm săn chắc, teo nhỏ, chảy xệ
🍃Tích lũy mỡ thừa, tăng cân, béo phì
🍃Có các triệu chứng mãn kinh nữ: tính tình nóng nảy, dễ cáu gắt, bốc hỏa, lo âu, buồn chán, trầm cảm.
Cách sử dụng sản phẩm:
🍃1 lọ 60 viên
🍃Ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên, uống sau ăn 30 phút

Aspa Lady đã được thử nghiệm và chứng minh lâm sàng bởi các chuyên gia hàng đầu tại viện Hàn Lâm khoa học công nghệ Việt Nam và Anh.
👉 Hơn 22.000 lượt review và đánh giá 5* từ phía khách hàng là bảo chứng mạnh mẽ cho sản phẩm đình đám số 1 về nội tiết.
👉 Sản phẩm hot nhất thị trường Mỹ và các quốc gia hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan....
Bên cạnh việc nỗ lực mang đến những sản phẩm toàn diện giúp chị em KHỎE TRONG - ĐẸP NGOÀI, chúng tôi còn hướng đến mục tiêu mang lại trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất với 5 đặc quyền:
1️⃣MIỄN PHÍ giao hàng toàn quốc
Với mỗi đơn hàng từ 750.000Đ, Aspa Lady sẽ trao sản phẩm đến tận tay Quý Khách hàng mà không tốn bất kỳ chi phí vận chuyển nào.
2️⃣KIỂM TRA HÀNG trước khi nhận.
Nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như quyền lợi khi mua hàng, Quý Khách hàng hoàn toàn được đồng kiểm với shipper. Trong trường hợp kiện hàng có bất kỳ vấn đề bất thường nào, Quý Khách có quyền từ chối nhận hàng và không cần phải thanh toán.
3️⃣Được chăm sóc da, sức khỏe TRỌN GÓI
Ngoài sự tận tâm sẵn có, Aspa Lady còn có đội ngũ Dược sĩ, Chuyên viên chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp giàu kinh nghiệm, đồng hành tư vấn 1:1 cùng Quý Khách trong mọi tình huống. Chúng tôi cam kết cung cấp những thông tin khoa học, những nghiên cứu lâm sàng rõ ràng, giúp chị em đến gần hơn với làn da khỏe đẹp.
4️⃣ĐỔI TRẢ, HOÀN TIỀN 100% theo quy định
Chúng tôi cam kết tất cả các sản phẩm trao gửi đến khách hàng đều đạt chất lượng và 100% chính hãng. Đồng thời, được đóng gói và đảm bảo nguyên vẹn khi đến tận tay Quý Khách hàng.
5️⃣100% Sản phẩm có TEM CHÍNH HÃNG
Bất kỳ sản phẩm nào của Aspa Lady cũng đều có tem chính hãng và được đăng ký - cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế
👉Chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp là hành trình cần theo đuổi suốt đời! Hãy để Aspa Lady được đồng hành cùng chị em trong chuyến hành trình này nhé!

Form_San_pham
Bạn đang gặp vấn đề: